Bước tới nội dung

Tiếng Hurri

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tiếng Hurri
Sử dụng tạiMitanni
Khu vựcLưỡng Hà
Phân loạiHurri-Uraru
  • Tiếng Hurri
Mã ngôn ngữ
ISO 639-3xhu
Glottologhurr1240[1]
Bài viết này có chứa ký tự ngữ âm IPA. Nếu không thích hợp hỗ trợ dựng hình, bạn có thể sẽ nhìn thấy dấu chấm hỏi, hộp, hoặc ký hiệu khác thay vì kí tự Unicode. Để biết hướng dẫn giới thiệu về các ký hiệu IPA, xem Trợ giúp:IPA.

Tiếng Hurri là một ngôn ngữ Hurri-Urartu, là ngôn ngữ của người Hurri, một dân tộc di cư đến Lưỡng Hà vào khoảng 2300 TCN, rồi gần như biến mất khoảng 1000 TCN. Tiếng Hurri từng là ngôn ngữ của vương quốc Mitanni mạn bắc Lưỡng Hà. Quan điểm phổ biến là người nói ngôn ngữ này đến từ sơn nguyên Armenia, lan ra khắp đông nam Tiểu Á và bắc Lưỡng Hà vào đầu thiên niên kỉ II TCN.[2]

Phân loại

[sửa | sửa mã nguồn]

Tiếng Hurri là một ngôn ngữ chấp dính, và là thành viên của ngữ hệ Hurri-Urartu (cùng với tiếng Urartu). I.M. DiakonoffS. Starostin nhận thấy nét tương đồng giữa Hurri-Urartu với ngữ hệ Đông Bắc Kavkaz, xếp cả hai vào liên hệ Alarodi.

Một vài học giả, như I. J. GelbE. A. Speiser, tìm cách đồng nhất người Hurri và "người Subari".

Âm vị phụ âm tiếng Hurri
  Môi Chân răng Vòm Ngạc mềm
Mũi m n
Tắc p t k
Tắc xát (ts)
Xát f s x
Tiếp cận w j
R r
Cạnh lưỡi l

Nguyên âm

[sửa | sửa mã nguồn]
Trước Giữa Sau
Đóng i u
Vừa e o
Mở a

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Hurrian”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  2. ^ Hurrian language – Britannica Online Encyclopedia

Tài liệu

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Speiser, E. A. (1941). Introduction to Hurrian. New Haven: Pub. by the American schools of Oriental research under the Jane Dows Nies publication fund.
  • Wegner, I., Hurritisch, eine Einführung, Harassowitz (2000), ISBN 3-447-04262-1.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]